Diễn đàn kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ

Mầm Non Sao Mai Đà Lạt
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Những nhân tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Go down 
Tác giảThông điệp
vuthihuong1988
Bặp bẹ biết nói
Bặp bẹ biết nói



Tổng số bài gửi : 53
Join date : 20/01/2011

Những nhân tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ Empty
Bài gửiTiêu đề: Những nhân tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ   Những nhân tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ EmptyThu Jan 20, 2011 9:49 pm

Có rất nhiều người cho rằng, chiều cao của trẻ là được thừa hưởng từ cha mẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nhân tố di truyền quyết định khoảng 60% chiều cao. Vậy ngoài yếu tố di truyền ra, còn có những nhân tố nào gây ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ nữa?

Nhân tố di truyền

Các chuyên gia cho rằng nhân tố di truyền quyết định đến 60% chiều cao của con người, như thế cũng có nghĩa là chiều cao của bố mẹ ảnh hưởng đến chiêù cao của trẻ. Thông thường thì bố mẹ thấp thì con cái cũng sẽ thấp, còn bố mẹ cao thì con cái cũng sẽ cao. Hiện nay người ta cũng chưa tìm ra cách nào để thay đổi được nhân tố di truyền.

Tình trạng dinh dưỡng

Tầm vóc của trẻ không ngừng phát triển cũng làm tăng số lượng tế bào trong tổ chức cơ cấu tạo nên tổ chức cơ thể, nhất định phải hấp thu một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng từ bên ngoài, nhất định phải đủ protein và nhiệt lượng.

Ngoài ra, chiều cao cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của bộ xương, mà sự phát triển của bộ xương thì ngoài protein ra còn rất nhiều các loại muối vô cơ có liên quan, trong đó có vitamin D, canxi, photpho, kẽm là quan trọng hơn cả, đảm bảo cho bé có một chiều cao lý tưởng. Trong giai đoạn phát triển của trẻ, nếu nhiệt lượng, protein, muối vô cơ được cung cấp đầy đủ, tốt thì cơ lợi cho chiều cao. Còn nếu nhiệt lượng, protein, các chất muối vô cơ trong một thời gian dài, sự sinh trưởng không tốt sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Đồng thời nếu thiếu đi chất kẽm, cơ thể bé sẽ yếu và xương không được cứng chắc.

Các loại bệnh tật

Các loại bệnh tật bẩm sinh và thứ phát sau khi sinh như bệnh đau tim bẩm sinh, hen suyễn, đau dạ dày,…cũng đều là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của chiều cao của trẻ.

Vấn đề thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của bộ xương trẻ. Những đứa trẻ tích cực tham gia hoạt động thể thao thường cao hơn một chút so với những đứa trẻ không thích hoặc lười vận động. Bởi vận động giúp hệ tuần hoàn ổn định, cải thiện và giúp xương phát triển tốt hơn.

Do học tập quá căng thẳng, thói quen thích những trò chơi ở trạng thái tĩnh như đọc sách, chơi game hoặc không gian sống quá chật hẹp sẽ không thuận tiện cho việc luyện tập cơ thể.

Cần khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ vận động, luyện tập ít nhất là 1 giờ mỗi ngày, các hình thức vận động có thể là đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, chơi cầu lông, đi xe đạp, bơi lội, giúp mẹ làm việc nhà, leo cầu thang...

Không có điều kiện để tiếp xúc nhiều ánh nắng: cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi để được hướng dẫn sử dụng một chế phẩm vitamin D phù hợp cho cơ thể trẻ.

Tuỳ theo từng lứa tuổi bạn nên lựa chọn cho trẻ những loại hoạt động phù hợp để trẻ phát triển một chiều cao lý tưởng.

Tình trạng giấc ngủ

Não bộ là bộ phận vô cũng quan trọng, nó đảm bảo cho trẻ sự phát triển bình thường và ổn định về mọi mặt. Chính vì thế chúng ta phải luôn chú ý cho não được nghỉ ngơi, không nên quá sức. Đối với trẻ em cũng vậy, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng và nó ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ.

Từ lúc mới sinh ra trẻ thường ngủ 22 tiếng; từ 2 – 6 tháng tuổi cho bé ngủ từ 15 – 18 tiếng một ngày; từ 6 – 18 tháng thì nên cho trẻ ngủ đủ từ 13 – 15 tiếng một ngày; trẻ từ 18 tháng – 3 tuổi nên cho ngủ 12 – 13 tiếng một ngày; và trẻ từ 3 – 7 tuổi nên ngủ khoảng từ 11 – 12 tiếng mỗi ngày. Trẻ tiểu học thì tốt nhất nên để trẻ ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng cao nhất. Vì vậy không nên để trẻ thức quá khuya và không tốt cho sức khoẻ của trẻ mà còn ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ.

Để biết thêm các thông tin liên quan khác các bạn vui lòng ghé thăm trang http://www.mangthai.vn để biết thông tin chi tiết , đây là 1 trang web rất hay và bổ ích cung cấp thông tin, hỗ trợ dịch vụ, tổ chức tuyên truyền, tư vấn và đào tạo các kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, các kỹ năng sống cho trẻ em.
Về Đầu Trang Go down
 
Những nhân tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» những dấu hiệu nhận biết khi bé đau bụng
» Huong Hai Sealife Cruise: Niềm Tự Hào Của Du Thuyền Hương Hải Hạ Long!
» cách nhận biết túi nilon có độc
» Những cách giáo dục giá trị sống cho trẻ
» Những bước chuyển bị cơ bản trước khi có thai

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ  :: Góc của mẹ :: Tiểu học-
Chuyển đến