Diễn đàn kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ

Mầm Non Sao Mai Đà Lạt
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Hiện tượng băng huyết khi chuyển dạ

Go down 
Tác giảThông điệp
vuthihuong1988
Bặp bẹ biết nói
Bặp bẹ biết nói



Tổng số bài gửi : 53
Join date : 20/01/2011

Hiện tượng băng huyết khi chuyển dạ Empty
Bài gửiTiêu đề: Hiện tượng băng huyết khi chuyển dạ   Hiện tượng băng huyết khi chuyển dạ EmptyThu Jan 20, 2011 9:25 pm

Đó là tình trạng chảy máu với số lượng từ 500 ml trở lên trong vòng 24 giờ từ bất cứ nơi nào của đường sinh dục trong giai đoạn chuyển dạ và sau sinh, hoặc ra nhiều máu tự nhiên trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là một trong những nguyên nhân dễ gây tử vong cho thai phụ ngay trong giờ phút quan trọng nhất là chuyển dạ và vừa sinh bé xong.

Hiện tượng băng huyết xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có hai nguyên nhân dễ xảy ra hiện tượng băng huyết nhất đó là: băng huyết do nhau tiền đạo và do nhau bong non.

1. Băng huyết do nhau tiền đạo

Đó là hiện tượng bánh nhau bám che một phần hay toàn phần lối đi của thai để sổ ra ngoài, xảy ra ở khoảng 1/100-1/150 cuộc đẻ. Khi thai phụ chuyển dạ, lớp cơ ở đoạn dưới tử cung phải giãn nở và co kéo lên cao để cổ tử cung mở ra. Do bánh nhau không có khả năng giãn nở nên bị bong khỏi lớp cơ tử cung, gây băng huyết. Tùy theo giai đoạn chuyển dạ mà máu có thể chảy từ ít tới nhiều, hoặc lặp lại nhiều lần, gây thiếu máu và mất các yếu tố đông máu (như prothrombin, fibrinogen, tiểu cầu), đồng thời gây mất hồng cầu làm người bệnh xanh xao.

Đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ tại sao nhau lại bám ở đoạn dưới tử cung (thay vì ở thân hay đáy tử cung). Có giả thiết cho rằng, đó là do lớp niêm mạc bị viêm teo do sinh đẻ, nạo thai nhiều lần. Tuy nhiên, nhau tiền đạo lại ít khi tái phát trên một bệnh nhân nên có thể đoán rằng, tình trạng này xảy ra do trứng thụ tinh tình cờ đến làm tổ ở đoạn dưới.

Biểu hiện của nhau tiền đạo: Ra máu tự nhiên nhiều lần (màu đỏ tươi) khi đang ngủ, không có cơn đau bụng. Máu có thể ra ít rồi tự cầm, hoặc ra nhiều lần và khoảng cách ngày càng gần nhau. Hiện tượng ra máu thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ. Khi gặp các hiện tượng nghi ngờ, cần đến khám ở cơ sở phụ sản có phòng mổ để khi cần thì có thể xử trí ngay, nhằm kiểm soát sự chảy máu. Cần có sẵn 500 ml máu đồng nhóm, hoặc người hiến máu phải có mặt ở bệnh viện.

Bác sĩ sẽ có các cách xử trí khác nhau, tùy thuộc vào lượng máu bị mất và tuổi thai. Nếu thai còn non, máu mất không nhiều thì có thể truyền máu thay thế để chờ đợi đến khi thai lớn thêm, có thể cho ra đời (có khi được thêm 2-3 tuần lễ). Thai sống được phải trên 28 tuần tuổi.

Nếu mất máu nhiều hay tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chủ động can thiệp để tránh thiếu máu, rối loạn đông máu.

2. Băng huyết do nhau bong non

Đó là hiện tượng bánh nhau bong ra khỏi thân tử cung trước ngày dự kiến sinh. Ở thể nặng (tỷ lệ 1/500 ca sinh), nhau bong non gây chảy máu nhiều, dẫn đến thai suy và thai chết.

Nguyên nhân gây nhau bong non có thể là chấn thương vùng bụng, bệnh viêm cầu thận mạn tính làm tăng huyết áp kéo dài, hội chứng huyết áp thấp, thiếu axit folic, giảm áp lực đột ngột ở tử cung, đa ối, đa thai... Có trường hợp bệnh nhân nằm ngửa, tử cung đè lên tĩnh mạch chủ dưới, làm tăng huyết áp các hồ huyết phía dưới của bánh nhau, khiến bánh nhau bị bong ra khỏi lớp cơ tử cung. Ở nơi bong nhau, khiến thai phụ bị tụt huyết áp, mạch nhanh, thiếu ôxy não, sốc, có nguy cơ tử vong cao.

Nhau bong non có 3 mức độ: Ở thể nhẹ hay trung bình, tử cung căng nhưng chưa co cứng, tim thai không đều, nhau bong một phần (chưa dẫn tới tử vong cho mẹ và thai nhi), máu giảm đông. Hai thể này rất dễ chuyển thành thể nặng với biểu hiện tử cung co cứng, không thấy cơn co nữa, máu ra ngoài âm đạo nhiều, không đông, người mẹ bị sốc, tim thai mất. Ở thể nặng, tỷ lệ tử vong là 1-5% đối với mẹ và 50-100% đối với con.

Cách xử trí có thể là cho sinh ngả âm đạo, nếu cổ tử cung đã mở nhiều hoặc mở cắt tử cung, đồng thời tiến hành các biện pháp cầm máu.

Để dự phòng chứng băng huyết cuối thai kỳ, khi bắt đầu có biểu hiện ra máu, dù bất cứ nguyên nhân nào, thai phụ cũng phải lập tức đến bệnh viện tuyến trên (bằng các phương tiện di chuyển nhẹ nhàng) để được cầm máu và áp dụng các biện pháp điều trị. Nên nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh các chấn động.

3. Băng huyết do các nguyên nhân khác

Ngoài nhau tiền đạo là trường hợp hay gặp nhất, còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến băng huyết khi chuyển dạ như: bị rách toác đường sinh dục, rách cổ tử cung, rách âm đạo gây băng huyết mạnh, rách âm mon, vỡ tử cung... Những nguyên nhân dẫn đến băng huyết này đều rất nguy hiểm, không chỉ gây chảy máu mà còn gây đau, choáng nặng, có thể dẫn đến tử vong.

Lời khuyên dành cho bạn: Phải luôn có người nhà bên cạnh khi chuyển dạ. Chọn bệnh viện và bác sĩ, nữ hộ sinh giỏi đã quen thuộc với tình hình sức khoẻ của bạn qua những lần khám thai trước đó. Trong những tháng cuối thai kỳ, nếu xảy ra bất cứ hiện tượng chảy máu nào, dù rất ít cũng phải thông báo ngay cho bác sĩ ngay để kiểm tra. Nếu đã được chuẫn bị cẩn thận, có hướng xử lý cầm máu kịp thời thì bạn có thể vượt qua cơn nguy hiểm một cách nhẹ nhàng mà không để lại tai biến nào.

Để biết thêm các thông tin liên quan khác các bạn vui lòng ghé thăm trang http://www.mangthai.vn để biết thông tin chi tiết , đây là 1 trang web rất hay và bổ ích cung cấp thông tin, hỗ trợ dịch vụ, tổ chức tuyên truyền, tư vấn và đào tạo các kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, các kỹ năng sống cho trẻ em.
Về Đầu Trang Go down
 
Hiện tượng băng huyết khi chuyển dạ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cần chuyển bị tốt sinh lý trước khi có thai
» Những bước chuyển bị cơ bản trước khi có thai
» Khi nào phụ nữ nên kiêng chuyện ấy
» Các giai đoạn chuyển dạ
» Các giai đoạn chuyển dạ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ  :: Góc của mẹ :: Chuẩn bị mang thai-
Chuyển đến