Diễn đàn kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ

Mầm Non Sao Mai Đà Lạt
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Các giai đoạn chuyển dạ

Go down 
Tác giảThông điệp
vuthihuong1988
Bặp bẹ biết nói
Bặp bẹ biết nói



Tổng số bài gửi : 53
Join date : 20/01/2011

Các giai đoạn chuyển dạ Empty
Bài gửiTiêu đề: Các giai đoạn chuyển dạ   Các giai đoạn chuyển dạ EmptyThu Jan 20, 2011 6:31 am

Sinh đẻ không phải lúc nào cũng bắt đầu một cách rõ ràng và chính xác, vì trên thực tế chỉ có 5% trẻ được sinh ra đúng với ngày dự sinh, còn đa phần các bà mẹ chuyển dạ trong vòng 2 tuần trước, hoặc sau ngày dự sinh. Do vậy tốt nhất bà bầu nên chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết để nhập viện khi thai ở tuần 36.


Khi mang thai đến tháng thứ 9, bụng sẽ tụt xuống và bà bầu cảm thấy đau tức ở vùng xương cùng và bụng dưới, đi tiểu nhiều lần. Đó là dấu hiệu của việc sinh đẻ sắp bắt đầu. Toàn bộ quá trình sinh đẻ hay cơn chuyển dạ được chia làm 3 giai đoạn sau:

1. Giai đoạn đầu của chuyển dạ

Là giai đoạn dài nhất của quá trình sinh nở, thường kéo dài từ 6 đến 10 tiếng tính từ khi mới bắt đầu chuyển dạ. Trong giai đoạn này sự co thắt tăng dần về cường độ để cổ tử cung của bạn mở ra từ từ cho bé di chuyển vào đường sinh.




Dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ

Đối với nhiều phụ nữ, những dấu hiệu cho thấy, cơn chuyển dạ sắp bắt đầu là cảm giác co thắt, tựa hồ như đau bụng khi đến kỳ kinh. Bạn cũng có thể cảm thấy bị sưng phù, táo bón hoặc đau một chút ở phần bụng dưới hay ở lưng. Một số phụ nữ còn có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi hoặc buồn nôn.
Trong suốt giai đoạn đầu của chuyển dạ, bạn có thể không muốn ăn uống chút nào, do vậy bạn nên chọn những đồ ăn nhẹ như súp, ngũ cốc hay bánh mì, và nhớ uống thật nhiều nước. Lúc đầu, bạn chỉ cảm thấy hơi khó chịu như vẫn thường thấy, nhưng khi đã vào cơn chuyển dạ thì càng ngày bạn càng thấy các cơn đau xảy ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, đó chính là những cơn co thắt tử cung.

Co thắt tử cung

Là những cơn co vào và giãn ra của cơ bụng và cơ lưng và chúng thường mạnh hơn các cơn co giãn mà đôi khi bạn vẫn thấy trong suốt thời kỳ mang thai.

Khi bạn chuyển dạ, bạn sẽ thấy các cơn co thắt tử cung ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, thời gian kéo dài hơn và cường độ cũng mạnh hơn.

Ban đầu, một cơn co thắt tử cung trong giai đoạn đầu của chuyển dạ thường kéo dài khoảng 40 giây và cứ 10 phút lại xuất hiện một lần. Gần đến lúc bạn sinh bé, các cơn co thắt tử cung sẽ chỉ kéo dài hơn 30 giây và xuất hiện cứ 1 phút/lần. Những con số này chỉ mang tính tham khảo và thường khác nhau ở từng thai phụ.

Ngoài sự co thắt, hai dấu hiệu nữa để nhận biết thời điểm sinh, chúng có thể xuất hiện trước đó hoặc nối tiếp theo nhau.

- Bong nút nhầy: Là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc lót cổ tử cung. Bạn có thể phát hiện thấy một chất dịch đặc, hay vài mảng nhỏ màu hồng (gọi là máu cá) dính trên quần lót.

- Vỡ túi nước ối: “Nước” ở đây thực chất là chất lỏng trong màng ối, bao quanh bé trong suốt thời kỳ mang thai. Khi bạn sắp sửa chuyển dạ, túi đựng nước ối sẽ vỡ ra và nước ối sẽ chảy ra ngoài qua âm đạo. Có người thì chảy ào ạt, một số khác lại chảy nhỏ giọt...

2. Giai đoạn hai

Giai đoạn hai bắt đầu khi cổ tử cung đã giãn nở hoàn toàn (khoảng 10cm) và kết thúc khi bé đã lọt lòng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ, nhưng đôi khi chỉ 10 phút hoặc kéo dài đến 2 tiếng đồng hồ. Thông thường các bác sĩ sẽ can thiệp khi giai đoạn này kéo dài quá hai giờ.



Giai đoạn chuyển tiếp

Là khoảng thời gian kết thúc giai đoạn đầu và bắt đầu bước vào giai đoạn hai. Đây cũng là giai đoạn nhiều thử thách và kiệt sức nhất của quá trình chuyển dạ. Khoảng thời gian này có thể rất ngắn hoặc cũng có thể rất dài. Cổ tử cung lúc này đã gần như giãn nở hoàn toàn và những cơn co thắt đã trở nên rất mạnh, kéo dài và liên tục hơn.
- Trong khoảng thời gian này, bạn thường cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi hoặc lạnh run, đôi khi đan xen cả hai trạng thái này, ngoài ra còn cảm thấy buồn nôn hay thậm chí ói mửa, muốn đại tiện.
- Bạn sẽ cảm giác như có sự thúc đẩy thật mạnh, khiến bạn phải rặn mạnh ra.

Rặn bé ra ngoài

Cơ thể của bạn sẽ cho bạn biết khi nào thì nên rặn, thực ra cảm giác hối thúc rặn rất mạnh và bạn khó lòng cưỡng lại.
Bắt đầu bằng việc mở rộng hết mức cổ tử cung và kết thúc bằng việc chào đời của đứa trẻ. Vào thời điểm này, cứ mỗi lần đau là tử cung lại đẩy thai nhi chuyển động về phía trước . Cơn chuyển dạ gắn liền với cơn đau mà khi đó không chỉ cổ tử cung co bóp mà cả cơ bụng và cả thân mình. Từ lúc này cho đến khi đầu thai chui ra, sản phụ sẽ có cảm giác nóng rát do bộ phận bên ngoài âm đạo bị căng ra.
Sau khi đầu thai nhi đã chui ra được, các bộ phận còn lại sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi lôi được đứa trẻ ra, thứ nước ối ấm cũng tràn nốt ra.
Đứa trẻ đã ra đời bình an, nhưng cuống nhau vẫn nối liền với nhau thai ở trong dạ con. Lúc này cổ tử cung đã mở hoàn toàn, dạ con không còn dạng thắt như quả bầu nữa mà trở thành một cái túi thô.

3. Giai đoạn ba

Giai đoạn ba của quá trình sinh nở thường diễn ra rất nhanh. Dạ con sẽ co dần lại, nước ối cũng bị đẩy ra ngoài, nhau thai sẽ được tống hết ra ngoài từ lớp màng lót của tử cung khi bé đã lọt lòng.

Xổ nhau

Kéo dài từ 20 - 30 phút. Trong thời gian này, nhau tách khỏi thành tử cung và rơi vào âm đạo tạo cho người mẹ ý muốn gắng sức. Qua vài lần căng cơ bắp không đáng kể, nhau thoát ra cùng với màng bọc và phần sót lại của dây rốn. Tuy nhiên, thường bạn sẽ được tiêm một liều hoóc môn có tên là ôxytôcin - chất này sẽ được cơ thể tiết ra khi bạn cho bé bú sữa mẹ, do đó những người theo thuyết sinh sản tự nhiên cho rằng việc tiêm ôxytôcin nhân tạo là dư thừa ôxytôcin giúp tử cung co thắt và tống nhau thai ra ngoài. Khi nhau thai đã tách ra khỏi tử cung, bác sĩ sẽ kéo nhẹ dây rốn để nhau thai xổ hết ra ngoài, nếu còn sót lại mảnh nào sẽ gây xuất huyết và nhiễm trùng.

Sau đó, vùng đáy chậu sẽ được khâu lại, nếu trước đó nó đã bị rách hoặc bị rạch cho em bé lọt ra. Thân nhiệt, nhịp tim, huyết áp, tử cung và sự chảy máy âm đạo sẽ được kiểm tra cẩn thận. Cuối cùng bạn sẽ được nghỉ ngơi và làm quen với em bé mới chào đời của mình.
http://mangthai.vn/dang-mang-thai/thai-phu/qua-trinh-sinh-no-t1p457c485/cac-giai-doan-chuyen-da-cua-thai-phu-i319
Về Đầu Trang Go down
 
Các giai đoạn chuyển dạ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các giai đoạn chuyển dạ
» Giáo dục giới tính cho con theo giai đoạn tuổi
» Khi nào phụ nữ nên kiêng chuyện ấy
» Cần chuyển bị tốt sinh lý trước khi có thai
» Hiện tượng băng huyết khi chuyển dạ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ  :: Góc của mẹ :: Chuẩn bị mang thai-
Chuyển đến